CẢM BIẾN OXY(O2) – CẢM BIẾN KHÓ SỬA NHẤT
Được nghe chia sẻ của những bạn kĩ thuật viên tại AUTOTECH garage. Một trong những con cảm biến mà khiến dân thợ phải đau đầu đó chính là con cảm biến oxy. Vậy cảm biến Oxy là gì? Tại sao lại khó đến như thế? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu!!
Khái niệm, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của cảm biến oxy.
Khái niệm
Cảm biến oxy trên ô tô là một thiết bị điện tử có tác dụng đo nồng độ oxy còn sót lại trong khí thải của ô tô, nhằm giúp động cơ điều chỉnh mức độ phun nhiên liệu phù hợp. Điều này giúp đảm bảo hiệu suất vận hành mà vẫn tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về khí thải. Hệ thống đèn sẽ bật sáng để cảnh báo trong trường hợp có bộ phận bị trục trặc.
Cảm biến Lambda một loại cảm biến oxy nhưng được cải tiến hơn với so với cảm biến oxy thông thường. Đo chính xác lượng oxy và đo trong khoảng thời gian tức thời, phản ứng nhanh trong khoảng < 100 mili giây. Ngành ô tô ngày càng phát triển hiện đại dẫn đến nhu cầu xử lí khí thải ngày càng khắc nghiệt, đòi hỏi nâng cao quá trình xử lí khi thải thì cảm biến lambda được làm ra hiệu chỉnh nhiên liệu một cách nhanh và mạnh nhất.
Cấu tạo
Cảm biến OXY với thành phần Zirconium, trong lõi cảm biến là lượng oxy tiêu chuẩn. Lớp bạch kim Platin bên trong và bên ngoài có tính dẫn điện. Khi xuất hiện sự chênh lệch giữa lượng Oxy dư trong khí xả và lượng oxy tiêu chuẩn làm xuất hiện điện áp giữa hai lớp bạch kim của cảm biến. Tín hiệu điện được gửi về hộp điều khiển động cơ để biết tình trạng hỗn hợp nhiên liệu
Nguyên lí hoạt động
Cảm biến oxy được gắn trên ống xả để khí thải có thể nằm trên bề mặt làm việc của nó. Về bản chất cảm biến oxy là một nguồn điện, nó thay đổi điện áp đầu ra của nó theo nhiệt độ và hàm lượng oxy trong khí thải của xe. Tùy thuộc vào nồng độ oxy của khí thải, mỗi tín hiệu đầu ra khác nhau sẽ xuất hiện.. Do đó, cảm biến oxy báo cáo bộ điều khiển trên bo mạch lượng oxy trong khí thải. Bộ điều khiển trên bo mạch nhận tín hiệu từ cảm biến oxy, so sánh nó với giá trị được lưu trữ trong khoang chứa khí mẫu của nó và nếu tín hiệu khác với giá trị tối ưu cho chế độ hiện tại, nó điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu theo cả hai hướng. Do đó, bằng cách thực hiện phản hồi và một chế độ vận hành chính xác, sẽ đạt được mức tiết kiệm nhiên liệu tối đa và lượng khí độc hại tối thiểu. Nói đơn giản khi cảm biến đo được nồng độ trong khí xả của xe, đưa tín hiệu về ECU và ECU sẽ hiệu chỉnh các hệ thống liên quan để điều chỉnh sao cho nồng độ oxy trên khí xả về đúng mức tiêu chuẩn.
II. Một số vấn đề – Nguyên nhân cảm biến oxy được mệnh danh là khó sửa nhất
Khi cảm biến Oxy bị lỗi sẽ sinh ra dòng điện sai khác lên hộp động cơ và taplo sẽ hiện đèn báo lỗi động cơ.
Lỗi trên con cảm biến này là thuộc về phần điện chẩn đoán. Vì thế để bắt chính xác bệnh của nó thì các kĩ thuật viên tại AUTOTECH sử dụng phần mềm chẩn đoán chuyên dụng XENTRY để ra soát những lỗi này.
Đây là một số lỗi của cảm biến đã gặp phải:
Lỗi phản ứng chậm.
Cảm biến hoạt động lâu ngày mất đi chức năng đo. Trong quá trình lâu không được thay thế hay thường xuyên hoạt động trong môi trường khắc nghiệt thì cảm biến chết và mất đi chức năng đo của mình. Đối với lỗi này thì các kĩ thuật viên cần kiểm tra hoặc thay cảm biến là được
Cảm biến bị bẩn
Một số nguyên nhân làm cho cảm biến bị bẩn như:
- Nước làm mát từ rò rỉ trong hệ thống làm mát (miếng đệm đầu xi lanh bị rò rỉ hoặc vết nứt trên đầu xi lanh)
- Photpho từ dầu động cơ đã tìm được đường đến buồng đốt (dẫn hướng và phớt van bị mòn, vòng piston hoặc xi lanh bị mòn)
- Chất bịt kín RTV có hàm lượng silicone cao.
- Ăn dầu bôi trơn.
- Động cơ làm việc với trạng thái quá nhiệt lâu ngày.
Khi đó thì chỉ cần vệ sinh cảm biến hoặc nặng thì tiến hành thay thế là khắc phục được
Lỗi mạch sấy.
Đây là lỗi phổ biến nhất của cảm biến Oxy, cuộn sấy của cảm biến bị chết dẫn tới việc nhiệt độ làm việc của nó không đảm bảo. Khi đó cảm biến sẽ hoạt động sai dẫn tới ảnh hưởng đến các hệ thống khác.
Hỏng mạch điện.
Là một linh kiện điện thì khi bị trục trặc bất kì về hệ thống mạch điện cũng dẫn đến việc đo lường và thông báo sai lệch. Một số mạch điện hỏng như: hở mạch bộ sấy, hở dây tiến hiệu,… cũng làm cho cảm biến sai lệch hoặc không hoạt động được nữa
Phá hủy cơ học.
Việc cảm biến bị phá hủy cơ học là điều rất bình thường. Cảm biến oxy được lắp ở hệ thống khí xả, trước và sau bầu lọc trung hòa khí thải, nằm ở khu vực gầm xe, khi di chuyển chịu tác động nhiều. Cảm biến có thể bị vỡ, nứt,…. Bắt buộc phải thay thế.
Từ những lỗi trên nhưng cảm biến oxy lại được đánh giá là “cảm biến khó sửa nhất” thì có vẻ là vô lí. Vì là cảm biến đo nồng độ khí xả nên bất kỳ yếu tố nào liên quan đến xăng điện gió không chuẩn đều dẫn đến lỗi bảo giàu nghèo nhiên liệu. Từ việc dùng máy chẩn đoán để bắt bệnh nhưng sau khi thay cảm biến xong mà đèn báo lỗi động cơ vẫn hiện, cho dù bạn đã thay đến 2 con cảm biến rồi nhưng cũng không hết. Khi đó, bắt buộc chúng ta phải kiểm tra lại các hệ thống có liên quan là hệ thống cung cấp nhiên liệu và hệ thống khí nạp của chế hòa khí. Khi điều này xảy ra là điều mà người thợ và cả chủ xe đều không mong muốn vì khả năng cao bạn sẽ phải hạ máy để đại tu, tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Một chiếc cảm biến nhỏ để đo nồng độ oxy trong khí thải thôi nhưng khi gặp trục trặc thì kéo theo sau đó là phải kiểm tra các hệ thống của động cơ, hơn nữa những lỗi liên quan này bắt buộc người kĩ thuật viên phải kiểm tra kĩ từng hệ thống một bằng máy chẩn đoán chuyên dụng. Với những lí do như thế này thì Cảm biến oxy đã xứng đáng với danh hiệu “ cảm biến khó sửa chữa nhất”.
Vừa rồi là những chia sẻ về chiếc cảm biến Oxy của những kĩ thuật viên kinh nghiệm lâu năm tại AUTOTECH. Các bạn có thể theo dõi để biết thêm được những căn bệnh mà chiếc xe của mình có thể gặp phải. Nếu gặp bất cứ vấn đề gì về xe hãy liên lạc với AUTOTECH đêr được tư vấn và sửa chữa kịp thời
Autotech – Công ty Cổ phần Công nghệ ô tô
Hotline HN : 0904 397 889
Hotline HCM: 0963 387 818
Facebook: Garage Autotech Service
Email: Levanducck@gmail.com