392 Đường Phúc Diễn

Nam Từ Liêm, Hà Nội

vpautotechgroup@gmail.com

Hour: 08:00am - 5:30pm

HN: 0783976999
EnglishVietnamese

Tin tức

HỆ THỐNG CÂN BẰNG ĐIỆN TỬ ESP TRÊN Ô TÔ 2022

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on skype
Skype

ESP (Electronic Stability Program), hay thường gọi là hệ thống cân bằng điện tử. Nó được thiết kế để cải thiện độ ổn định của xe bằng cách phát hiện và giảm vận tốc của xe, do đó ngăn lốp xe bị trượt (mất khả năng bám đường).

den-canh-bao-ESP-hien-thi-tren-bang-dong-ho-taplo
Đèn cảnh báo hệ thống ESP hiển thị trên bảng taplo

Hệ thống ESP được rất nhiều người quan tâm khi mua xe, vì đây là một trong những tính năng an toàn được trang bị trên các dòng xe giúp người lái xe giảm thiểu được các nguy cơ xảy ra tai nạn khi điều khiển.

Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa biết rõ về tính năng an toàn này. Vậy hãy theo Autotech tìm hiểu về lịch sử hình thành và cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử.

I. Lịch sử hình thành hệ thống ESP

Vào năm 1987, những nhà phát minh đầu tiên của ESP là Mercedes-Benz và BMW. Các nhà sản xuất ô tô giới thiệu hệ thống ESP vào năm 1995. Mercedes-Benz  với sự hợp tác của  Bosch là công ty sản xuất ô tô đầu tiên cài đặt hệ thống này trên model        W104 S-class.Và đến năm 1999, ESP đã trở thành trang thiết bị không thể thiếu trên tất cả các chiếc xe dân dụng của Mercedes-Benz.

 

Từ 1/11/2014, ESP đã trở thành một quy định bắt buộc tại Liên minh châu Âu (EU) đối với tất cả các xe ô tô đăng ký mới và loại xe thương mại hạng nhẹ. Ngoài ra, hệ thống này cũng đã được quy định ở các nước như Úc, Canada, Israel, New Zealand, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ. Tại các quốc gia Đông Nam Á, Malaysia là quốc gia đầu tiên ứng dụng ESP từ đầu năm 2018, Bosch tin rằng các quốc gia ASEAN khác cũng nên bắt đầu quan tâm đến vấn đề này để cải thiện tốt hơn tình trạng tai nạn giao thông.

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử

1. Cấu tạo của hệ thống ESP

Cấu tạo của ESP gồm những bộ phận sau đây :

  • Bộ xử lý ECU : Nhận thông tin từ các bộ phận cảm biến, xử lý những thông tin đó và đưa ra những phán đoán xử lý kịp thời. ECU là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống này.
  • Cảm biến áp lực phanh : Tăng giảm áp lực của phanh bằng cách can thiệp vào hệ thống dầu.
  • Cảm biến bướm ga : Giám sát mức độ mở của van tiết lưu, kiểm soát lượng không khí đi vào ống nạp của động cơ, thay đổi momen xoắn khi cần phanh
  • Cảm biến góc lái : Xác định vị trí người lái muốn đánh lái, khớp tay lái với bánh xe của xe. Từ góc đánh lái, tốc độ xe và áp suất phanh mong muốn hoặc vị trí của bàn đạp ga, ý định lái của người lái xe được tính toán (trạng thái mong muốn).
  • Cảm biến gia tốc ngang của thân xe: Truyền thông tin về ECU để xử lý trong tình huống xe đánh lái gấp vào các khúc cua dẫn đến tình trạng dễ bị mất lái.
  • Cảm biến vị trí chân ga : Đưa xe về trạng thái cân bằng trong trường hợp người lái lỡ đạp lái quá ga so với góc lái.

 

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử ESP

 Hệ thống cân bằng điện tử ESP là sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau và có “bộ não” xử lý là ECU. ESP sẽ thu tín hiệu từ các bộ phận cảm biến như áp lực phanh, góc lái, chân ga, bướm ga… sau đó truyền đến bộ xử lý của ECU. Nhà sản xuất sẽ thiết kế các thông số định mức sẵn. Nếu dữ liệu truyền về khác thông số đó thì hệ thống ESP sẽ điều chỉnh về mức an toàn và lấy lại sự ổn định cho xe.

he-thong-can-bang-dien-tu-hoat-dong
Ứng dụng hệ thống cân bằng điện tử ESP

III. Đèn cảnh báo Hệ thống cân bằng điện tử 

1. Đèn ESP nhấp nháy

ESP nhấp nháy trong giây lát khi xe đang chuyển động, đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống kiểm soát lực kéo đang can thiệp. Khi ô tô phát hiện ít nhất một trong các bánh xe bắt đầu trượt, hệ thống ESP sẽ khởi động để giúp bạn khôi phục đường dự định của mình và đèn nhấp nháy nhanh để cho biết xe đã làm như vậy.

2. Đèn ESP sáng liên tục

Đèn sáng liên tục cho biết hệ thống cân bằng điện tử đang không hoạt động, có thể do bạn đã tắt nó (thường bằng cách nhấn và giữ nút có biểu tượng mô tả một chiếc xe hơi có đường trượt phía sau) hoặc do hệ thống bị lỗi.

Nếu việc nhấn giữ công tắc ESP không làm tắt đèn cảnh báo ESP trên taplo hoặc chỉ làm đèn ESP chớp thì chứng tỏ có vấn đề với hệ thống cân bằng điện tử ESP.

Nguyên nhân đèn hệ thống cân bằng điện tử ESP không tắt được

 Công tắc đèn phanh là một chi tiết trên hệ thống phanh, cũng thường xuyên bị hỏng và sẽ gây nổi đèn ESP cùng với đèn ABS. Khi công tắc bị lỗi thông thường có thể nhìn đèn phanh sau đuôi xe để xem thử công tắc phanh có hoạt động hay không .

hop-dieu-khien-phanh-ABS-tren-xe-Mercedes
Hộp điều khiển phanh ABS trên xe Mercedes

Cảm biến ABS được sử dụng để đo tốc độ bánh xe, khi cảm biến ABS bị lỗi sẽ làm nổi đèn ABS cùng với đèn ESP.

Bình ắc quy đảm nhiệm vai trò cung cấp điện áp trên xe cho việc khởi động và duy trì điện áp trong suốt quá trình xe chạy. Khi bình ắc quy đã sử dụng nhiều năm hoặc hỏng hóc cũng sẽ gây nên việc nổi đèn ESP và ABS.

Hộp điều khiển ABS: Trên nhiều dòng xe Mercedes, hộp điều khiển hệ thống phanh đồng thời cũng là hộp điều khiển hệ thống cân bằng điện tử ESP. Khi hộp điều khiển ABS bị lỗi thì đèn ESP trên bảng điều khiển sẽ sáng, lúc này không đảm bảo được tính an toàn của hệ thống phanh, bắt buộc phải tiến hành thay mới hoặc sửa chữa.

cam-bien-goc-lai
Cảm biến góc lái

 

Cảm biến góc lái (SAS) là một bộ phận nằm bên bên trong vô lăng, mục đích để tính toán được góc độ của vô lăng, đưa tín hiệu để hộp điều khiển ABS và hộp trợ lực lái xử lý. Khi cảm biến này bị lỗi sẽ báo lỗi và gây nổi đèn báo ABS, ESP và EPS.

 

Lời kết

Hệ thống cân bằng điện tử ESP là một công cụ tuyệt vời giúp giảm đáng kể xác suất xảy ra kết quả không mong muốn nếu lốp xe bị trượt không kiểm soát được. Vì vậy phải thận trọng với bất kì hiện tượng nào trên xe không riêng gì hiện tượng trên.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Nếu có thắc mắc về bài viết các bạn có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận.

Autotech – Công ty Cổ phần Công nghệ ô tô

Hotline HN : 0904 397 889

Hotline HCM: 0963 387 818

Email: Levanducck@gmail.com

Facebook: Gara Autotech Service

 

Tin tức liên quan

Contact Me on Zalo
0783 976 999
Sửa chữa xe Mercedes Benz, Sửa chữa xe BMW; Sửa chữa xe Audi; Sửa chữa xe Land Rover ; Sửa chữa xe Bently; Sửa chữa Lexus; Sửa chữa hộp số, Sửa chữa bệnh vào số giật; Sửa chữa bệnh giật khi chuyển số. Sửa chữa bệnh xe không chuyển số.