Vai trò của hệ thống khí thải
Vấn đề môi trường hiện nay đang làm cho các nhà lãnh đạo đất nước trên thế giới đau đầu. Mỗi năm trên thế giới thải ra khoảng 5,5 tỷ tấn Cacbon đioxit ( CO2). Thế nên nhiều quốc gia đã có những khắt khe về khí thải của ô tô ra môi trường, trong đó có Việt Nam chúng ta. Hệ thống khí thải chuyển đổi khoảng 98% khí độc hại do động cơ ô tô tạo ra thành khí ít độc hại hơn. Vì lý do đó những nhà sản xuất xe không ngừng cải tiến kỹ thuật về xử lý khí thải trên sản phẩm của mình. Có rất nhiều người tiêu dùng khi mua xe đều quan tâm về vấn đề khí thải ra môi trường.
Tuy nhiên nhiều người lại không biết rõ về hệ thống này. Vậy hãy theo Autotech cùng tìm hiểu về hệ thống khí thải trên ô tô.
I.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống khí thải
Nhiệm vụ của hệ thống khí thải là loại bỏ hỗn hợp khí đã cháy ra khỏi động cơ. Nó cũng có nhiệm vụ làm sạch khí thải trước khi thải ra môi trường và giảm tiếng ồn khi xe vận hành. Hệ thống này cũng ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của ô tô.
1.Cấu tạo
Hầu hết mọi người đều cho rằng hệ thống khí thải trên ô tô chỉ bằng chiều dài của ống thải. Đó thực sự là một sai lầm, vì đây là phần duy nhất có thể nhìn thấy được (phần ngay phía cuối). Nhưng trên thực tế, hệ thống khí thải được tạo thành từ nhiều bộ phận khác nhau. Chiều dài trung bình của một hệ thống khí thải là 3 mét.
a, Cổ xả khí thải
Cổ xả khí thải là một bộ phận đơn lẻ có chức năng dẫn và phân phối khí thải từ xi lanh động cơ vào ống xả. Nó đảm bảo rằng khí thải từ ống xả không đi vào bên trong xe và thường được làm từ gang hoặc thép không gỉ.
b, Cảm biến khí Oxy
Cảm biến oxy thường được đặt ở hai bên của bộ chuyển đổi xúc tác. Nó có nhiệm vụ đo lượng oxy còn sót lại trong khí thải. Dựa trên mức độ oxy, một cảm biến khác sẽ thêm hoặc giảm nhiên liệu trong quá trình đốt cháy.
c, Bộ chuyển đổi xúc tác
Bộ chuyển đổi xúc tác (hay còn được gọi là bộ xử lý khí thải) được đặt giữa bộ giảm thanh và cổ xả. Vai trò của nó là chuyển đổi các chất độc hại hidrocacbon, nitơ, cacbon monoxide chưa cháy có trong khí thải thành cacbon dioxit, nước ít gây hại hơn cho con người và môi trường.
d, Bộ giảm thanh
Bộ giảm thanh còn được gọi là bộ giảm âm, và nó được đặt gần phía sau hệ thống ống khí thải. Bộ giảm thanh làm giảm bất kỳ tiếng ồn nào phát ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, cũng như khói từ hệ thống khí thải.
e, Ống xả
Mỗi bộ phận trên hệ thống khí thải được đề cập ở trên đều có một điểm chung. Chúng được liên kết với nhau bằng các ống xả. Chức năng của nó là dẫn khí trực tiếp qua tất cả các bộ phận của hệ thống khí thải, trước khi khí thoát ra từ ống xả ở cuối.
2.Nguyên lý hoạt động
– Cổ xả gom tất cả khí thải từ các xi lanh khác nhau cùng một lúc và đẩy chúng qua một đường ống duy nhất.
– Sau khi khí thải được thu gom, chúng đi qua bộ chuyển đổi xúc tác thông qua các đường ống. Tại đây khí thải được lọc sạch các chất gây độc hại. Cảm biến oxy được sử dụng để kiểm tra lượng oxy trong khí thải. Quá nhiều oxy có nghĩa là xe không sử dụng đủ nhiên liệu và ít oxy hơn có nghĩa là đang sử dụng quá nhiều nhiên liệu. Dữ liệu này được chuyển đến TCU và nó thay đổi việc cung cấp nhiên liệu cho phù hợp.
– Khi khí thải thoát ra khỏi bộ chuyển đổi xúc tác ở tốc độ rất cao, nó tạo ra những tiếng ồn lớn đến khó chịu, đủ để bạn hoàn toàn ghét việc lái xe. Nhưng rất may, chúng ta không nghe thấy điều đó, do có bộ giảm thanh.
– Cuối cùng, khí thải thoát ra từ ống xả ở phía sau xe.
II. Các vấn đề thường gặp xảy ra trên hệ thống và cách khắc phục
Hệ thống khí thải sẽ gặp một số vấn đề:
– Cổ xả rất dễ bị hư hỏng do một số nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, tiếp xúc với các chu kỳ áp suất cực lớn và nhiệt độ cao. Điều này dẫn đến cổ xả bị mòn, không còn chịu được nhiệt. Khi điều này xảy ra, các vết nứt bắt đầu hình thành trên ống gom. Theo thời gian, những vết nứt này có thể biến thành những lỗ nhỏ đủ để gây ra hỏng hóc toàn bộ.
- Thứ hai, các móc treo hoặc giá đỡ của hệ thống khí thải có thể bị vỡ. Điều này dẫn đến việc ống xả phải chịu thêm áp suất.
– Theo thời gian,cảm biến oxy bị mòn, khi đó phép đo kém chính xác hơn. Hiện nay trên xe nào cũng có cảnh báo trên bảng điều khiển để thông báo bất cứ lúc nào khi cảm biến bị trục trặc. Bạn nên thay thế cảm biến oxy bị lỗi ngay khi nhận thấy sự cố. Chúng rất quan trọng để tiết kiệm nhiên liệu, và nếu nó hoạt động không chính xác thì có thể bạn sẽ mất thêm tiền đổ xăng.
– Bộ chuyển đổi xúc tác có thể bị tắc. Ta có thể biết nếu bộ chuyển đổi xúc tác của bị tắc do những điều sau:
- Xe chạy yếu
- Nhận thấy nhiệt từ sàn xe
- Có mùi lưu huỳnh (thường được ví như mùi trứng thối).
– Xe sẽ kêu to hơn rõ rệt nếu bộ giảm thanh bị hỏng. Bạn có thể xác định xem bộ giảm thanh có bị hỏng bằng cách kiểm tra có lỗ hoặc rỉ sét không? Nếu bạn tìm thấy bất kỳ vết rỉ nào thì khả năng có vấn đề ở bộ giảm thanh.
– Rỉ sét là vấn đề chính đối với ống xả, có thể dẫn đến xói mòn hoặc hư hỏng ống xả. Các ống xả bị rỉ rất nhiều, dẫn đến hình thành các lỗ nhỏ.
Hệ thống khí thải là một hệ thống bắt buộc có trên ô tô hiện nay, nó làm giảm lượng khí độc hại của xe thải ra bên ngoài, bảo vệ môi trường, giảm tiếng ồn cho cho lái xe và những người xung quanh. Vậy nên ta cần cho xe đi kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Nếu có thắc mắc về bài viết các bạn có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận.
Autotech – Công ty Cổ phần Công nghệ ô tô
Hotline HN : 0904 397 889
Hotline HCM: 0963 387 818
Email: Levanducck@gmail.com
Facebook: Gara Autotech Service